Ngày 19/8/2015 Ủy Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có văn bản số 4889/UBND-QLDA về bổ sung hạng mục Cải tạo, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn từ nút giao An Lạc đến giáp ranh tỉnh Long An thuộc dự án BOT Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn An Sương – An Lạc thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh; Để triển khai nội dung Văn bản trên, Công ty IDICO-IDI đã hoàn chỉnh Hồ sơ Dự án khả thi đang trình cấp thẩm quyền xem xét thẩm định phê duyệt để triển khai khi nhận được mặt bằng thi công.

mo rong QL1A

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) để xây dựng dự án được UBND thành phố chỉ đạo tại Văn bản số 7605/UBND-ĐTMT ngày 09/12/2015, theo đó, UBND đồng ý chủ trương: Tách công tác BTGPMB thành Dự án độc lập và được chia thành hai tiểu dự án thành phần theo lý trình từ Nút Giao thông Tân Kiên (QL1- đường Võ Văn Kiệt) đến Nút Giao thông Bình Thuận (QL1 – đường Nguyễn Văn Linh) và từ Nút Giao Bình Thuận đến ranh tỉnh Long An.

1. Tên công trình: Cải tạo, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn từ nút giao An Lạc đến giáp ranh tỉnh Long An.

2. Thuộc dự án: Đầu tư bổ sung hợp đồng “Dự án BOT cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn An Sương – An Lạc thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh”.

3. Địa điểm xây dựng: Huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nội dung đầu tư và phạm vi công trình:

4.1. Nội dung đầu tư:

Cải tạo mở rộng đoạn tuyến Quốc lộ 1 từ nút giao An Lạc đến giáp ranh Long An đảm bảo quy mô mặt cắt ngang bằng tương ứng với đoạn Quốc lộ 1 từ An Sương đến An Lạc.

4.2. Phạm vi dự án:

- Tổng chiều dài tuyến: Khoảng 9,66 km chia làm 3 phân đoạn như sau:

+ Phân đoạn 1: Dài khoảng 1,47km từ nút giao An Lạc (Km1914+886) – điểm cuối dự án BOT đoạn An Sương – An Lạc mà Công ty IDICO-IDI đang quản lý và khai thác đến nút giao Tân Kiên (Km1916+360).

+ Phân đoạn 2: Dài khoảng 2,5km từ nút giao Tân Kiên (Km1916+360) đến tim nút giao Nguyễn Văn Linh (Km1918+860).

+ Phân đoạn 3: Dài khoảng 5,69km từ tim nút giao đường Nguyễn Văn Linh đến giáp ranh tỉnh Long An (km1924+550).

5. Hình thức đầu tư: Theo hình thức BOT.

6. Diện tích sử dụng đất:

- Phân đoạn 1 (từ nút giao An Lạc đến nút giao Tân Kiên): 6.5ha.

- Phân đoạn 2 (từ nút giao Tân Kiên đến nút giao Bình Thuận): 5.81ha.

- Phân đoạn 3 (từ nút giao Bình Thuận đến giáp ranh tỉnh Long An): 18.13ha.

7. Phương án giải phóng mặt bằng tái định cư:

8.Quy mô đầu tư:

- Loại công trình: giao thông đường bộ.

- Cấp hạng công trình:

+ Đường phố chính đô thị theo TCVN 104-2007 – Đường đô thị.

+ Đường cấp I theo TCVN 4054 – Đường ô tô

- Vận tốc thiết kế:

+ Làn chạy nhanh: 80km/h.

+ Làn xe hỗn hợp: 60km/h.

- Tải trọng thiết kế:

+ Tải trọng trục: 120kN (làn ô tô); 100kN (làn xe hỗn hợp).

+ Tải trọng cống: H30 và HK80.

- Cường độ mặt đường:

+ Làn xe ô tô: Eyc ≥195 Mpa.

+ Làn xe hỗn hợp: Eyc ≥180 Mpa.

- Mặt cắt ngang:

+ Đường xe ô tô chạy nhanh : 2 bên x 8.00m = 16.00m
+ Dải phân cách giữa 2 chiều xe = 0.6m
+ Đường xe hỗn hợp (thô sơ,ô tô) : 2 bên x 5.3m = 10.6m
+ Dải phân cách biên : 2 bên x 0.4m = 0.8m
+ Vỉa hè = 7.00m
Tổng cộng = 35.00m

- Thoát nước: Chu kỳ tràn cống P=3 (phân đoạn 2) và P=5 (phân đoạn 3).

- Chiếu sáng: Cấp chiếu sáng loại A – độ rọi trung bình tương đương 25Lux theo TCXDVN 333-2005.

- Cây xanh: Bố trí trên vỉa hè theo TCVN 9257:2012.

9. Giải pháp thiết kế (cho phân đoạn 3):

- Mặt bằng: Bám theo tim đường hiện hữu mở rộng 2 bên.

- Trắc dọc: Cao độ mặt đường tối thiểu là +2.00.

- Mặt cắt ngang: Theo quy mô như mục 8.

- Nền đường:

+ Đối với phần mặt đường mở rộng sử dụng biện pháp vét bùn thay cát, chiều dày lớp cát dưới đáy lớp nền thượng tối thiểu là 1.0m. Phần vỉa hè vét hữu cơ dày tối thiểu 30cm.

+ Đối với phần đường đi trùng mặt đường hiện hữu: Giữ nguyên kết cấu nền mặt đường hiện trạng, chỉ cần cày sọc mặt đường tạo nhám cho kết cấu mặt đường tăng cường.

- Mặt đường:

* Mặt đường tăng cường của làn xe chạy nhanh:

+  Bê tông nhựa hạt mịn chặt 12.5 dày               : 5cm

+  Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2

+  Bê tông nhựa hạt trung chặt 19 dày                : 7cm

+  Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1.0kg/m2

+  Cấp phối đá dăm 0-4 loại 1 bù vênh dày                    :18cm

Tổng cộng                                                                       30 cm

* Mặt đường làm mới của làn xe hỗn hợp:

+  Bê tông nhựa hạt mịn chặt 12.5 dày               : 5cm

+  Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2

+  Bê tông nhựa hạt trung chặt 19 dày                : 7cm

+  Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1.0kg/m2

+  Cấp phối đá dăm 0-4 loại 1 dày                                  : 25cm

+  Cấp phối đá dăm 0-4 loại 2 dày                                  : 30cm

Tổng cộng                                                                       67 cm

* Mặt đường bê tông xi măng ở trạm thu phí:

+  Bê tông M350 dày                                                      : 26cm

+  Láng nhựa 1 lớp tiêu chuẩn 1.8kg/m2 dày     :1.5cm

+  Cấp phối đá dăm gia cố 5% xi măng dày                   : 15cm

+  Cấp phối đá dăm 0-4 loại 2 dày                                  : 18cm

Tổng cộng                                                                       60.5cm

- Bó vỉa – vỉa hè:

+ Bó vỉa, bó nền đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ bằng bê tông M300.

+ Vỉa hè lát gạch Terrazo.

+ Dọc vỉa hè và tại các vị trí băng đường bố trí lối đi cho người khuyết tật.

- Trạm thu phí: Bố trí lệch nhau cho 02 chiều xe chạy.

+ Chiều từ TP.HCM vè miền Tây tại Km 1922+280.

+ Chiều từ miền Tây về TP.HCM tại Km1921+740.

+ Mỗi chiều xe bố trí 06 làn thu phí trong đó có 01 làn dùng cho xe quá khổ và xe máy.

+ Trạm thu phí được đặt trên sàn BTCT M350, dày 35cm. Sàn trạm thu phí đặt trên hệ cọc ống BTCT D400.

+ Đảo phân làn bằng BTCT M300.

- Thoát nước mưa.

+ Bố trí các tuyến cống dọc bổ sung dọc theo tuyến, tuyến cống mới kết nối với tuyến cống hiện hữu thông qua các cống nối HDPE D300 nối giữa các giếng thu – thăm.

+ Dọc theo tuyến cống bố trí các giếng thu, khoảng cách trung bình giữa các giếng là 30m.

+ Các tuyến cống đổ ra 4 cửa xe nằm bên phải tuyến.

+ Các đốt cống tròn có khẩu độ từ D1000 đến D1500 bằng BTCT M300 đúc quay ly tâm.

+ Các đốt cống hộp có khẩu độ 1600x2000, 2000x2000 bằng bê tông cốt thép M300 đúc rung ép hoặc va rung, mỗi đốt dài 1.2m.

+ Giếng thu, giếng thăm bằng BTCT M200 đổ tại chỗ. Riêng khuôn giếng và nắp đan bằng bê tông cốt thép M300.

+ Móng cống tròn bằng bê tông M150 đổ tại chỗ, đất nền dưới móng gia cố bằng cọc tràm L=4m, mật ddojj 16 cây/m2. Móng cống hộp bằng cọc tràm hoặc cọc BTCT 25x25, chiều dài cọc dự kiến từ 14m-24m tùy thuộc vào địa chất.

+ Cửa xả bằng BTCT M250 đổ tại chỗ, đất nền được gia cố bằng cọc tràm hoặc cọc BTCT 25x25.

- Thoát nước thải sinh hoạt nhà dân.

+ Bố trị đường cống riêng bằng ống HDPE D300 đi dọc sát vỉa hè thu nước nhà dân thông qua các hố thu bằng BTCT (2 nhà 1 hố thu).

+ Đường ống thoát nước thải nhà dân sẽ được đấu nối vào các giếng thoát nước mưa.

- Cây xanh: Bố trí trên vỉa hè với cự ly trung bình là 10m/hố.

- Các điểm giao cắt:

+ Tại nút giao với đường Bùi Thanh Khiết (Đoàn Nguyễn Tuân) và đường Đinh Đức Thiện bố trí giao cắt đồng mức tổ chức quay đầu xe.

+ Tại nút giao với đường Tân Túc, Hoàng Phan Thái, Huỳnh Văn Trí tổ chức mở dải phân cách biên cho xe rẽ phải.

10.Thời gian thực hiện:

-   Chuẩn bị dự án:                                                                                          : 06 tháng

-   Đền bù, giải tỏa nhà-đất và tái định cư; di dời hạ tầng KT               : 12 tháng

-   Thi công công trình                                                                                    : 09 tháng

Tổng thời gian thực hiện                                                                                 : 27 tháng

11.Tổng mức đầu tư: 1.989.258